Ngành tổ chức sự kiện đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhân tài bởi đây là một ngành nghề có thể phát huy sức sáng tạo, năng động của mỗi người. Giống như những ngành nghề khác, để trở thành một chuyên viên tổ chức sự kiện cũng cần nhiều kỹ năng khác nhau, tuy nhiên sẽ có 1 vài kỹ năng cơ bản cần thiết cho một nhân sự trong ngành sự kiện.
1.Nhân viên tổ chức sự kiện đảm nhận công việc gì?
Nhân viên tổ chức sự kiện là người trực tiếp đưa ra ý tưởng, lên kế hoạch chi tiết, chuẩn bị và thực hiện các sự kiện như hội thảo, buổi tiệc, hội nghị, tiệc cưới, v.vv.. đảm bảo sự kiện diễn ra một cách suôn sẻ.
Nhân viên tổ chức sự kiện sẽ làm việc theo hướng dẫn của cấp trên, xử lý nhiều công việc khác nhau từ khi tiếp nhận ý tưởng cho tới khi tiến hành để tổ chức sự kiện suôn sẻ. Cụ thể, công việc có thể bao gồm:
- Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng hoặc cấp trên và lên ý tưởng tổ chức event.
- Đánh giá, phân tích quy mô của sự kiện để đưa ra các quy trình chuẩn bị cho sự kiện.
- Lập kế hoạch chi tiết, lên kịch bản sự kiện, dự kiến đơn vị tổ chức, thời gian, địa điểm tổ chức, số người tham gia, ước tính chi phí tổ chức sự kiện và xin duyệt ngân sách.
- Tiến hành kế hoạch, liên hệ với nhà cung cấp, đơn vị đối tác, sắp xếp, trang trí không gian tổ chức sự kiện. Sắp xếp vị trí chỗ ngồi cho đại biểu, khách mời; chuẩn bị thiết bị chiếu sáng, âm thanh phục vụ cho sự kiện.
- Đảm nhận vai trò đón tiếp khách mời tới sự trong một số trường hợp.
- Chỉ đạo, hỗ trợ phục vụ đồ uống, đồ ăn và quà tặng cho khách hàng trong sự kiện.
- Kiểm tra, theo dõi và giám sát các hoạt động từ khi sự kiện bắt đầu cho đến khi kết thúc.
- Lập báo cáo kết quả công việc cho cấp trên.
2. Nhân viên tổ chức sự kiện cần những kỹ năng gì?
Để trở thành nhân viên tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, ngoài kiến thức chuyên môn được học ở trường, ứng viên cần phải trang bị và thường xuyên rèn luyện những kỹ năng quan trọng sau để làm việc và phát triển nghề lâu dài:
Kỹ năng làm việc nhóm
Để tổ chức một sự kiện cho hàng trăm, hàng nghìn người chắc chắn nhân viên tổ chức sự kiện không thể “đơn thương độc mã” mà cần đồng nghiệp, đội nhóm thực hiện cùng. Chính vì thế, để trở thành nhân viên tổ chức sự kiện, bạn cần biết cách làm việc theo nhóm, hợp tác và cùng phát triển với đồng đội để công việc diễn ra suôn sẻ. Để hoàn thiện kỹ năng này, bạn nên tiếp xúc nhiều với môi trường và công việc tổ chức sự kiện ngay từ khi nhen nhóm ý định theo đuổi đam mê.
Kỹ năng giao tiếp
Trong quá trình làm việc, nhân viên sự kiện sẽ tiếp xúc và gặp gỡ với nhiều đối tác, khách hàng nên chắc chắn cần có kỹ năng giao tiếp khéo léo, chuyên nghiệp. Ngoài ra, kỹ năng này còn giúp điều phối nhân sự, phân chia công việc để sự kiện diễn ra hiệu quả, thành công nhất. Chính vì thế, trao đổi với đồng nghiệp, nhân viên tổ chức sự kiện cần tinh tế, khéo léo, cương nhu đúng lúc để thúc đẩy khả năng của nhân sự trong team.
Kỹ năng xây dựng kịch bản
Nhiều người lầm tưởng công việc tổ chức sự kiện là việc làm tay chân, không tốn chất xám. Thế nhưng thực tế, để tạo nên một sự kiện chỉn chu, ấn tượng và thu hút, nhân viên sự kiện cần phải lên kịch bản, đường dây sự kiện thật chắc. Bởi nếu không có kịch bản chắc chắn sự kiện sẽ diễn ra lung tung, không theo kế hoạch và trình tự mong muốn.
Bạn có thể trau dồi kỹ năng viết kịch bản bằng cách tập viết mỗi ngày, đọc nhiều sách hơn để rèn luyện trí óc và thêm ý tưởng cho kịch bản. Bên cạnh đó, bạn có thể gặp gỡ và trò chuyện với những người có kỹ năng giao tiếp tốt để cải thiện khả năng diễn đạt.
Khả năng sáng tạo
Đây là yếu tố cốt lõi mà nhân viên tổ chức chuyên nghiệp cần sở hữu. Đừng nghĩ rằng công việc tổ chức sự kiện chỉ đơn thuần là làm theo yêu cầu của khách hàng. Thực chất, người làm sự kiện hoàn toàn có cơ hội để sáng tạo, tổ chức theo tư duy của bản thân bởi mỗi sự kiện sẽ có quy mô, tính chất, mục tiêu, v.vv.. khác nhau.
Tất cả các hoạt động mọi người nhìn, nghe và cảm nhận trong sự kiện đều bắt nguồn từ những ý tưởng của nhân viên tổ chức sự kiện. Họ phải chịu trách nhiệm lựa chọn địa điểm, lên kế hoạch thiết kế, trang trí sân khấu, lên kich bản chương trình, sắp xếp các tiết mục văn nghệ, lên ý tưởng truyền thông cho sự kiện, v.vv.. Chính sự sáng tạo sẽ giúp sự kiện trở nên khác biệt và tạo ấn tượng mạnh mẽ với những người tham gia.
Kỹ năng dự đoán và quản lý rủi ro
Trong quá trình tổ chức sự kiện khó tránh những sai sót, rủi ro ngoài ý muốn. Đặc biệt với những sự kiện quan trọng, việc xác định và dự đoán những rủi ro có thể xảy ra rất quan trọng. Việc quản trị rủi ro sẽ giúp bạn đưa ra các phương án xử lý phù hợp, đến khi xảy ra sự cố phát sinh sẽ không bị động và đảm bảo sự kiện vẫn diễn ra suôn sẻ.
Kỹ năng xử lý tình huống
Dù chuẩn bị kỹ lưỡng tới đâu thì đôi khi vẫn phát sinh sự cố ngoài ý muốn. Vì thế, phát hiện, xử lý tình huống và đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề là kỹ năng mà bất kỳ nhân viên tổ chức sự kiện nào cũng phải có. Càng bình tĩnh xử lý tình huống và đưa ra hướng giải quyết phù hợp bao nhiêu thì khả năng sự kiện thành công càng tốt bấy nhiêu.
Kỹ năng đàm phán, lập ngân sách
Trong một vài trường hợp, nhân viên sự kiện còn phải trực tiếp tham gia thương lượng các điều khoản trong hợp đồng như quyền lợi tài trợ, địa điểm tổ chức sự kiện, chi phí,…. Sau khi thống nhất về ngân sách giữa các bên, nhân viên tổ chức sự kiện tiến hành lập bảng kinh phí dự trù cho các khâu trong sự kiện, đảm bảo không phát sinh quá nhiều khoản ngoài kế hoạch.
CIB MEDIA- TRAO GIÁ TRỊ, NHẬN NIỀM TIN
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn dịch vụ tổ chức sự kiện trọn gói chuyên nghiệp, sáng tạo, độc đáo, hiệu quả. Vui lòng liên hệ để được tư vấn:
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VÀ SỰ KIỆN CIB VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 6 Ngõ 354 Trần Khát Chân- P. Thanh Nhàn – Q. Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Hotline: 0983773386 – 0983312328
Website: cibmedia.com.vn
Email: cibmedia68@gmail.com